Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ bảy, 20/04/2024

Một số nhiệm vụ trọng tâm cần tiếp tục thực hiện của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình trong năm 2020

Thứ ba, 29/10/2019 Đã xem: 1395

  I. MỤC TIÊU

  Hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án số 29/ĐA-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020 đó là: đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 105 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 50 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, các huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiện vụ xây dựng NTM, Bình quân tiêu chí đạt chuẩn/xã là 18,5 tiêu chí. Huyện Yên Mô đạt chuẩn 9/9 tiêu chí cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2021.

  II. DỰ KIẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2020

  Dự kiến tổng mức vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2019-2020 là 6.788 tỷ đồng, từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước là 2.648 tỷ đồng gồm ngân sách trực tiếp là 1.418 tỷ đồng (Trung ương 398 tỷ đồng, tỉnh 220 tỷ đồng, huyện 350 tỷ đồng, xã 450 tỷ đồng), vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là 1.230 tỷ đồng; Vốn tín dụng 1.440 tỷ đồng; Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp 1.420 tỷ đồng; Vốn huy động từ nhân dân tự đầu tư và đóng góp là 1.280 tỷ đồng.

  III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN

  - Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM; huyện Gia Viễn được công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2020; huyện Yên Mô hoàn thành 9/9 tiêu chí cấp huyện, đủ điều kiện đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021. Chỉ đạo phấn đấu có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 24 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

  - Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Mỗi vùng có một sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020.

  - Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, củng cố hệ thống Văn phòng điều phối, bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng chuyên nghiệp, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng NTM cấp xã. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM. Nội dung xây dựng NTM phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.

  - Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Chương trình, nghiên cứu, ban hành chính sách xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới và định hướng cho giai đoạn sau năm 2020, trong đó có các cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

  - Tăng cường đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện Chương trình NTM. Đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM và đô thị văn minh” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng NTM; Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiêu biểu tiên tiến, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM.

  - Tuân thủ nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư công, hạn chế phát sinh nợ XDCB trong xây dựng nông thôn mới. Sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách đã phân bổ cho các đơn vị bên cạnh đó cần huy động thêm các nguồn lực (nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia) để thực hiện Chương trình NTM nhằm mục tiêu vừa giảm nợ XDCB nhưng vẫn đảm bảo đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá QSD đất cần phải đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính.

  - Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch NTM nhất là quy hoạch phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đồng thời rà soát, điều chỉnh đề án xây dựng NTM cấp xã cho phù hợp với quy định mới của Trung ương và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

  - Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ chuyển đổi nghề trong đó chú trọng chuyển đổi nghề phi nông nghiệp. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho nông dân về pháp luật, và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đặc biệt là các chính sách về nông thôn, nông dân; Tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác hiện đại phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

  - Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Phòng Kinh tế ngành.

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1