Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ sáu, 19/04/2024

Kết quả nổi bật của tỉnh Ninh Bình trong phát triển công nghiệp từ năm 2016 - 2020

Thứ tư, 19/08/2020 Đã xem: 1081
  Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tỉnh Ninh Bình đã ban hành một số cơ chế, chính sách để thực hiện các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực như: đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2023; triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; công tác giảm nghèo bền vững; bảo vệ môi trường; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; phát triển nguồn nhân lực.

  Với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh là tập trung xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô của cả nước. Do vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã tập trung nghiên cứu ban hành các chủ trương, chính sách vê cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư sản xuât kinh doanh, đầu tư xâỵ dụng kết cấu hạ tầng, đất đai... để giải quyết những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm triển khai thực hiện dự án, nổi bật như: Nghị quyết số 07/NQ-BCSĐ ngày 13/2/2017 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; Quyết định 20/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 về ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định 1302/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 về việc phê duyệt ban hành Kế hoạch phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020; Quyết định 1377/QĐ- UBND ngày 20/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngay 27/2/2017 về thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 28/12/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

  Triển khai thực hiện Quy hoạch Khu công nghiệp được thực hiện theo đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tỉnh Ninh Bình có 07 khu Công nghiệp với tổng diện tích 1.472 ha; hiện đã có 5 KCN đã xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động và cơ bản lấp đầy: Tam Điệp I (64ha); Khánh Phú, Gián Khẩu (phần 212ha), KCN Phúc Sơn và KCN Khánh Cư. Tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp là 43.321 lao động.

  Thực hiện chính sách “Ly nông không ly hương” tỉnh đã Quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đên năm 2025, định hướng đên năm 2030 với 25 CCN vói tong diện tích 946,3ha. Tích cực xã hội hóa đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, thực hiện thành lập, mở rộng 17 CCN với tổng diện tích 602,81 ha; hiện có 63 dự án đi vào hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho 22 nghìn lao động nông thôn với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng.

  Với việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách nêu trên đã tạo điều kiện giải quyết các khó khăn, vướng mắc trọng yếu về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch,... qua đó, sớm đây nhanh tiên độ triển khai thực hiện một số dự án sản xuất quy mô lớn đã từng bước đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm mới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách của địa phương, như: Tập đoàn Thành Công chuyển đổi, nâng công suất nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu lên 80.000 xe/năm và xây dựng mới Nhà máy HTMV số 2 công suất 100.000 xe/năm tại KCN Gián Khẩu 50ha mở rộng; nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina tại KCN Phúc Sơn đầu tư đạt công suất thiết kế (150 triệu sản phẩm camera modul cho điện thoại) và mở rộng sản xuất tạo thêm nhiều sản phẩm mới (công suất 3 triệu camera modul cho ô tô, 96 triệu sản phâm nút home điện thoại); dự án Nhà máy kính nổi CFG Ninh Bình công suất 1.200 tân/ngày của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long tại KCN Khánh Cư; dự án Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô của Công ty cổ phần Sejung (công suất 570.500 sản phâm/năm) tại Cụm công nghiệp cầu Yên... và các dự án sản xuât công nghiệp hô trợ tại các cụm công nghiệp.

Nguồn: Trang TTĐT tỉnh Ninh Bình

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1