Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ bảy, 20/04/2024

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2026

Thứ tư, 25/05/2022 Đã xem: 640
Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, giai đoạn 2022-2026, Ninh Bình sẽ xây dựng và phát triển hạ tầng logistics đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong tỉnh, liên kết vùng và hội nhập quốc tế; phấn đấu hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án kết cấu hạ tầng giao thông có tính kết nối cao, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa được thông suốt làm động lực để phát triển hệ thống logistics của tỉnh. Đồng thời, ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển logistics theo hướ ng hiện đại, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trên thị trường.

UBND tỉnh yêu cầu triển khai Kế hoạch phải có sự phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan nhằm phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hoá, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin của tỉnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực logistics, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2026, Tỉnh tập trung triển khai thực hiện 05 nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Triển khai các chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics: Tiến hành rà soát, ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh; Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics.

2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics: Tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics; Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp mới tại các vị trí thuận lợi để phát triển hạ tầng logistics; quy hoạch khu vực phát triển hạ tầng logistics trong các khu, cụm công nghiệp; thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng logistics vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ: Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến như: Công nghiệp phụ trợ, dệt may xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản - thực phẩm...; Từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác.

4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics: Ninh Bình sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch vụ logistics; khuyến khích sự liên doanh, liên kết, cộng tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác, sử dụng thế mạnh hiện có của các doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin...) để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp.

5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực: Tỉnh Ninh Bình sẽ có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ logistics; cùng với đó, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về logistics cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh giao thủ trưởng các Sở, ngành xây dựng Kế hoạch của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Đồng thời, giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.

Xem chi tiết Kế hoạch số 106/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình tại đây.

 

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1