Theo đó, quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình là phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; cơ cấu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập; Phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có kết hợp với thu hút mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm công nghệ cao và có thị trường tiêu thụ, các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng lớn. Phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường và cảnh quan thiên nhiên; phân bố lực lượng sản xuất hợp lý trên địa bàn; gắn kết hài hòa với các hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia.
Mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2015 là ổn định sản xuất các cơ sở công nghiệp hiện có và thu hút đầu tư phát triển vào các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất VLXD, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp điện, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất - phân bón và các ngành, sản phẩm có lợi thế khác. Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết, thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong giai đoạn sau.
Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiêp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao có nhiều ưu thế trong phục vụ du lịch.
Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đổi mới công nghệ sản xuất của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao (sản xuất lắp ráp điện tử, điện lạnh, vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ...).
Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng 17,7%/năm, giá trị tăng thêm (VA) đạt 14,7%/năm; đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp trong GDP trên địa bàn chiếm 28-29% (tính cả CN-XD chiếm khoảng 47%). Đưa vào hoạt động các dự án: Nhà máy phân bón Bình Điền (400.000 tấn/năm); các dự án cơ khí, luyện thép chất lượng cao, may mặc và một số dự án khác.
Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 12,0%/năm, giá trị tăng thêm đạt 12%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp trong GDP trên địa bàn chiếm 27% (tính cả CN-XD chiếm khoảng 45%). Phần lớn các dự án công nghiệp ở giai đoạn trước tiếp tục sản xuất ổn định, phát huy hiệu quả và mở rộng sản xuất (sản phẩm xi măng, thép, phân đạm, ôtô…).
Giai đoạn 2021-2030: Dự báo giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng 9,1%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,0%/năm. Các doanh nghiệp sản xuất sản xuất ổn định và từng bước đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND tỉnh yêu cầu: Sở Công thương tổ chức công bố Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân biết và thực hiện; chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị triển khai thực hiện quy hoạch; theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện quy hoạch, đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến quy hoạch phát triển công nghiệp thuộc trách nhiệm của đơn vị mình; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương để xử lý các vấn đề liên quan.
UBND các huyện, thành phố, thị xã: Trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp, nghiên cứu, cụ thể hóa trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch liên quan của địa phương để triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm trong đó có nội dung phát triển công nghiệp phù hợp với các chỉ tiêu và định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển công nghiệp chung của tỉnh, phát huy lợi thế của từng địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn (bố trí địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng, quản lý lao động, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ…).Văn bản số 73-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.Văn bản số 647/UBND-VP7
V/v Triển khai việc phối hợp khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024Văn bản số 564/UBND-VP7
V/v công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 8 năm 2024Văn bản số 705/QĐ-UBND
Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhVăn bản số 30/KH-SNV
Kế hoạch tổ chức điều tra xã hội học phục vụ đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô cấp tỉnh năm 2024Văn bản số 69-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và ngày Quốc khánh nước CHXHCNVNVăn bản số 539/QĐ-UBND
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh BìnhTheo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?