Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ năm, 28/03/2024

Đoàn cán bộ, công chức của Chính phủ Băng-la-đét làm việc tại tỉnh Ninh Bình

Thứ ba, 30/05/2017 Đã xem: 1520
Ngày 24/5 Đoàn cán bộ, công chức của Chính phủ Băng-la-đét do ông Ranjit Sen, hàm Thứ trưởng, lãnh đạo Trung tâm đào tạo hành chính công Băng-a-đét, Savar, Dhaka làm Trưởng đoàn cùng các cán bộ, công chức cấp cao của Chính phủ Băng-la-đét đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Bình nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xúc tiến đầu tư và du lịch.


Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan.

Tại buổi làm việc, đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu với Đoàn cán bộ, công chức của Chính phủ Băng-la-đét những nét nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội, lịch sử văn hoá của tỉnh, chia sẻ những kết quả nổi bật và kinh nghiệm cải cách hành chính và đổi mới công tác cung cấp dịch vụ công, kinh nghiệm xúc tiến đầu tư và du lịch của tỉnh Ninh Bình.

Thay mặt đoàn công tác, ông Ranjit Sen đã giới thiệu một số thông tin cơ bản về Cộng hòa nhân dân Băng-La-Đét . đất nước Băng-La-Đét nằm ở phía Đông Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ với tổng dân số gần 165 triệu người. Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 30%; dịch vụ: 53% GDP. Sản phẩm thương mại chủ yếu của Băng-la-đét là đay (chiếm 90% sản phẩm đay của thế giới) và chè. Các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp gồm các ngành chế biến đay, bông và sản xuất đường. Ngày 11/2/1973 Băng-La-Đét thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Từ năm 1990 đến nay, quan hệ hai bên có nhiều bước phát triển mới, quan trọng cả về chính trị và kinh tế. Tháng 11/1993, Băng-la-đét lập Đại sứ quán tại Hà Nội và ta mở lại Đại sứ quán tại Đắc-ca từ tháng 1/2003. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

Quan hệ thương mại Việt Nam-Băng-la-đét còn nhỏ bé nhưng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Việt Nam xuất sang Băng-la-đét chủ yếu gồm các mặt hàng như: vải, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, cao su, máy vi tính, sản phẩm điện tử, gỗ, gốm, sứ ...Các sản phẩm nhập khẩu gồm: tân dược, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da, sợi các loại, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng, linh kiện điện tử, phân U-rê...

Tuy nhiên hợp tác trên các lĩnh vực khác còn chưa phát triển mạnh, chủ yếu giới hạn ở mức độ trao đổi kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủy sản, bảo vệ môi trường....

Tại buổi làm việc 2 bên đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm xúc tiến đầu tư và du lịch. Hai bên bày tỏ mong muốn phấn đấu đưa hợp tác kinh tế, thương mại cũng như trên các lĩnh vực khác như nông - ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch, y tế…ngày càng phát triển tương xứng với quan hệ chính trị giữa Băng-la-đét với Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.
 

Nguồn: Ninhbinh.gov.vn

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1