Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Chủ nhật, 23/02/2025

Hội nghị trực tuyến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021

Thứ tư, 26/08/2020 Đã xem: 1147
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng ngày 26/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021.

Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

Theo đánh giá cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016-2020 đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu các Vùng trong cả nước (9,6%).

 Về thu NSNN: Có 9/11 địa phương đảm bảo cân đối thu - chi trên địa bàn; có 7/16 địa phương của cả nước có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, trong đó có 3/5 địa phương luôn nằm trong nhóm có số thu lớn nhất nước.

Giai đoạn vừa qua, các địa phương của vùng đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, phần mềm, công nghiệp phụ trợ và ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, logistics lớn của cả nước; các đô thị của vùng đã và đang phát huy vai trò tích cực là các cực phát triển kinh tế, địa bàn tạo việc làm và trung tâm dịch vụ tổng hợp của vùng.

Hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước và ngày càng hoàn thiện hơn gồm đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt đã tạo động lực liên kết phát triển và thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng ĐBSH, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và vùng Trung du - miền núi phía Bắc với cả nước; trong đó Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và gắn kết chiến lược phát triển “hai hành lang, một vành đai kinh tế” với nước bạn Trung Quốc.

Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục được cải thiện; công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được quan tâm, với nhiều giải pháp thiết thực. Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt.

Các địa phương trong vùng đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Quan tâm phát triển toàn diện nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tập trung lực lượng lao động trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nước. Công tác an sinh và phúc lợi xã hội đạt kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân; quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, tình hình trật tự giao thông cơ bản đảm bảo.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát triển bứt phá xây dựng vùng ĐBSH và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành vùng dịch vụ, công nghiệp hiện đại; trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ của cả nước xứng đáng là một trong hai đầu tàu phát triển năng động toàn diện. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững theo hướng xanh, thông minh và đổi mới, sáng tạo, có sức cạnh tranh quốc tế.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và rà soát tháo gỡ những rào cản về cơ chế chính sách nhằm khơi thông nguồn lực, qua đó thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Phát triển toàn diện đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội và giảm nghèo bền vững; phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với bảo vệ môi trường; chủ động trong phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bão lũ và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư; củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Kế hoạch đầu tư công năm 2021 về cơ bản, các địa phương đã xây dựng nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 gắn với kế hoạch đầu tư 2021-2025 theo thứ tự ưu tiên đầu tư về ngành, lĩnh vực, chương trình trọng tâm và các khâu đột phá; tổng nhu cầu kế hoạch năm 2021 của vùng ĐBSH là 137.184,58 tỷ đồng, tăng 1,58 lần so với kế hoạch năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ giao (năm 2020 không bao gồm CTMTQG là 86.706,391 tỷ đồng); về nhu cầu vốn cân đối NSĐP: các địa phương xây dựng dựa vào nhu cầu các dự án chuyển tiếp còn thiếu vốn, các dự án lớn khởi công mới trong năm 2021, các dự án quy hoạch;

Về nhu cầu vốn ngân sách trung ương tăng cao: do các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng dự án còn thiếu vốn của kế hoạch trung hạn 2016-2020, cần đáp ứng nhu cầu vốn để khởi công mới các dự án, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương giai đoạn 2021-2025.

Về nhu cầu vốn ODA: các địa phương đều có nhu cầu bổ sung vốn ODA cho các dự án hoàn thành và chuyển tiếp, các dự án đã ký hiệp định nhưng chưa được giao vốn trung hạn và các dự án đang hoàn thiện thủ tục ký hiệp định dự án; một địa phương dự kiến bố trí vốn năm 2021 còn giàn trải như Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định.

Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025: Nhìn chung, các địa phương trong vùng đã xây dựng nhu cầu vốn đầu tư công 2021-2025 cơ bản đầy đủ, có kèm danh mục chi tiết gắn với ngành, lĩnh vực cụ thể và với từng nguồn vốn đầu tư công. Kế hoạch đầu tư 2021-2025 được xây dựng gắn với các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, định hướng ưu tiên đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình trọng tâm và các khâu đột phá.

Về nhu cầu giai đoạn 2021-2025: việc xác định nhu cầu đầu tư của vùng là khá cao so với khả năng cân đối nguồn vốn NSNN và chưa phù hợp với khoản 2 Điều 55 Luật Đầu tư công năm 2019. Theo đó, nhu cầu vốn NSNN (chưa bao gồm số vốn CTMTQG) giai đoạn 2021-2025 của vùng cao gấp 1,83 lần so với số vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong giai đoạn 2016-2020 (385.426,778 tỷ đồng); mặc dù đã xây dựng được nhu cầu cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển và các khâu đột phá giai đoạn tới nhưng vẫn còn dàn trải, chưa tập trung và chưa đánh giá tình hình, kết quả thực hiện đầu tư công giai đoạn 2016-2020 để làm cơ sở đề xuất nhu cầu 2021-2025.

Riêng về nguồn vốn ODA: đề nghị các địa phương rà soát các dự án hoàn thành chưa bố trí đủ vốn, các dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2016-2020, các dự án đã ký hiệp định nhưng chưa được giao vốn trung hạn và các dự án đang hoàn thiện thủ tục ký hiệp định dự án để xây dựng nhu cầu vốn đảm bảo phù hợp với tình hình thực hiện và yêu cầu của nhà tài trợ.

Đối với Ninh Bình tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 chủ động kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Giữ vững ổn định sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 3,85%, cao hơn bình quân chung của cả nước đạt 1,81%); sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá sản xuất nông nghiệp ổn định, được mùa, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; dịch vụ, du lịch đang dần phục hồi trở lại; văn hóa xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội đảm bảo. Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm; quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng được nâng cao.

Kế hoạch đầu tư công năm 2020 tính đến 30/7/2020, tổng kế hoạch vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 do tỉnh Ninh Bình quản lý đã giao là 3.235,719 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương đầu tư theo các chương trình mục tiêu: 596,869 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA): 235,8 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 221,635 tỷ đồng; vốn cân đối ngân sách địa phương: 2.181,415 tỷ đồng; trong đó, vốn cân đối ngân sách cấp tỉnh là 1.297,457 tỷ đồng.

Dự kiến tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021: Trên cơ sở dự kiến nhu cầu đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2021 là 4.040,36 tỷ đồng (tăng 18,8% so với kế hoạch năm 2020), gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 1.499,529 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: 350,0 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA): 258,94 tỷ đồng; vốn cân đối ngân sách địa phương: 1.931,891 tỷ đồng.

Tại hội nghị các địa phương đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất về cơ chế chính sách để   xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Tại hội nghị trực tuyến đồng chí Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời phát biểu đưa ra kiến nghị, đề xuất đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tỉnh trong công tác xúc tiến thu hút đầu tư và giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhất là trong các lĩnh vực phát triển du lịch; dịch vụ nhà hàng, khách sạn 5 sao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;…; xem xét xây dựng các cơ chế chính sách phát triển vùng, thúc đẩy phát triển liên kết vùng, liên vùng nhất là trong phát triển kinh tế, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh riêng có của từng tỉnh nhằm hạn chế tình trạng trùng lắp trong định hướng xúc tiến, thu hút đầu tư, cạnh tranh lẫn nhau thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư.

Kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận tiếp thu các ý kiến kiến nghị góp ý của các địa phương và tổ chức triển khai nghiên cứu kết hợp với các ý kiến của các Bộ, ngành trong cả nước để xây dựng các nội dung trả lời sớm cho các địa phương.

Về kế hoạch kinh tế -xã hội giai đoạn 2021-2025 và năm 2021 các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gửi đến các địa phương, tuy nhiên đang gặp khó khăn về đánh giá năm 2020.

Đề nghị các địa phương chủ động rà soát kết quả 8 tháng đầu năm và 9 tháng đầu năm để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch 2021 và 2025 và năm 2021.

Về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021 ghi nhận tất cả các kiến nghị của các địa phương và đề nghị các đơn vị có liên quan đến kế hoạch này tiếp thu ý kiến để trả lời hướng dẫn cho các địa phương.

Hội nghị triển khai nhằm thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2021; Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025; Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn: Ninhbinh.gov.vn

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1