Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ bảy, 20/04/2024

UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức gặp mặt kỷ niệm 77 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Thứ tư, 12/10/2022 Đã xem: 562

Chiều ngày 11/10, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức gặp mặt kỷ niệm 77 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 - 13/10/2022).

Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; cùng hơn 300 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đại diện cho trên 6.200 doanh nghiệp trong tỉnh.

Hiện nay tỉnh Ninh Bình có trên 6.200 doanh nghiệp, đã và đang đóng góp quan trọng vào phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2015-2020 doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt trên 940 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, thu nhập bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Cộng đồng doanh nghiệp đã cùng các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực, phấn đấu đưa tỉnh Ninh Bình có bước phát triển khá nhanh và vững chắc. Đặc biệt là sau 30 năm tái lập, Tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực; duy trì tốc độ tăng trưởng cao qua các thời kỳ (tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 1992-2010 đạt 12,8%/năm, giai đoạn 2011-2021 đạt 7,7%/năm). Quy mô nền kinh tế không ngừng mở rộng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Đến năm 2021 cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ lần lượt là: 11,5%- 47,2%- 41,3%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, số thu nội địa năm 2021 đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố, trong đó các doanh nghiệp đóng góp trên 70%; là tỉnh tự cân đối ngân sách từ năm 2022. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc biểu dương, ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung.

Đồng chí cho biết, tỉnh Ninh Bình luôn thực hiện nhất quán chủ trương của tỉnh Ninh Bình là “Chính quyền đồng hành, gắn bó, chia sẻ” cùng cộng đồng doanh nghiệp. Với phương châm “Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hướng đến doanh nghiệp”.

Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tương đối hùng hậu, chất lượng với trên 6.200 doanh nghiệp, đã và đang đóng góp quan trọng vào phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cộng đồng doanh nghiệp đã cùng các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực, phấn đấu đưa tỉnh Ninh Bình có bước phát triển khá nhanh và vững chắc.

Vai trò của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân được thể hiện đặc biệt rõ nét trong hơn 2 năm vừa qua, khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức bởi đại dịch Covid-19, nhất là giai đoạn từ cuối tháng 4 năm 2021 đến hết Quý 1 năm 2022, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, hoạt động du lịch, dịch vụ và vận tải. Mặc dù khó khăn là vậy, các doanh nghiệp đã có sự nỗ lực vượt khó; phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, giải quyết những khó khăn do giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, sự thiếu hụt, chậm trễ việc cung ứng nguyên, vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất... đồng thời chia sẻ chung với chính quyền địa phương trong việc đóng góp tài chính, hỗ trợ vận chuyển, thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện.

Trong 9 tháng năm 2022, Ninh Bình tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,32%; sản xuất công nghiệp dần khắc phục được khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, linh kiện đầu vào phục vụ sản xuất. Ngành dịch vụ, nhất là hoạt động du lịch phục hồi và đạt mức tăng khá. Trong 9 tháng, Ninh Bình đón gần 3 triệu lượt khách, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, doanh thu đạt 1.950 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu tăng 20,9%, nhập khẩu tăng 12,1% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt 15.626,5 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 5,7% so với cùng kỳ. An sinh xã hội được thực hiện tốt; công tác giáo dục - đào tạo có nhiều điểm sáng.

Đồng chí thông báo tới toàn thể các doanh nghiệp: Chủ trương của tỉnh là tháo gỡ thực chất, sẽ tạo điều kiện tối đa trong khuôn khổ quy định của pháp luật để các dự án có khả năng tiếp tục thực hiện để sớm hoàn thành đưa vào hoạt động. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các dự án khó có khả năng hoàn thành (do năng lực nhà đầu tư có hạn hoặc không còn hiệu quả, khả thi), đặc biệt là các nhà đầu tư có ý định cố tình giữ đất. Kiên quyết thu hồi đất sử dụng không hiệu quả để tạo quỹ đất sạch phục vụ những nhà đầu tư thực sự muốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời gian tới tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp do vậy đồng chí yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo môi trường bình đẳng, công bằng cho các doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; trọng tâm là đổi mới cách thức thu hút đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhất là tại các KCN, CCN, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo môi trường bình đẳng, công bằng tới các doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất kinh doanh thực hiện định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 22 (nhiệm kỳ 2020-2025), đó là phát triển xanh, bền vững của tỉnh với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành một trung tâm du lịch của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tặng hoa chúc mừng, ghi nhận sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình./.

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1