Chiều 21/4, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết quý I/2022, giá trị GRDP của tỉnh ước đạt trên 10.700 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ và bằng 22,21% kế hoạch năm 2022. Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng của cả năm đã đặt ra 7% thì kết quả đạt được vẫn còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều ổ dịch tại các khu, cụm công nghiệp, ảnh hưởng của chiến dịch Zero Covid của Trung Quốc, xung đột giữa Nga – Ukraina... đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, thiếu hụt lao động, khó khăn về nguồn cung nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra dẫn đến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như: ô tô, linh kiện điện tử, phân đạm có mức sụt giảm đáng kể, dẫn tới giá trị sản xuất công nghiệp – động lực tăng trưởng chính của tỉnh – trong quý I/2022 chỉ đạt trên 3.000 tỷ đồng, tăng 0,93% so với cùng kỳ - mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Hiện, các doanh nghiệp đang tiếp tục nỗ lực tìm các giải pháp để khắc phục khó khăn, phấn đấu cao nhất để hoàn thành kế hoạch năm. Tuy nhiên, dự báo những tháng cuối năm tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải có các giải pháp, chính sách quyết liệt hơn để tháo gỡ, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo mục tiêu đề ra.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu thực trạng, phân tích nguyên nhân đề xuất các giải pháp. Trong đó đối với sản xuất nông nghiệp, việc duy trì tốc độ tăng trưởng của cả năm trên 2% là tương đối khả quan, tuy nhiên vẫn cần có chính sách thúc đẩy ngành phát triển; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, tái đàn trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, mở rộng thị trường gắn với kiểm soát giống và quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.
Đối với sản xuất công nghiệp, theo các đại biểu nếu quý II, quý III phục hồi tốt thì đến hết năm, tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn có thể đạt 8,5%. Để khắc phục những đứt gãy trong chuỗi sản xuất, đặc biệt là nguyên liệu và lao động, cần rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, trong đó có cả các dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ các dự án về nhà ở công nhân, tiếp tục kéo dài chính sách miễn giảm thuế trước bạ đối với sản xuất ô tô trong nước, tăng cường phòng chống dịch Covid-19, nắm chắc tư tưởng, nguyện vọng của công nhân để giải quyết thỏa đáng, không để đình công trái phép; tăng cường phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng, đào tạo lao động; đảm bảo cung cấp đủ điện, nước cho sản xuất; đối với các dự án phải thu hồi đất, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chung đô thị Ninh Bình.
Về du lịch, việc mở cửa đón du khách trở lại đã giúp ngành từng bước phục hồi, có nhiều khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đón hơn 1 triệu lượt khách, cho doanh thu gần 600 tỷ đồng, có những ngày cuối tuần đón trên 25.000 lượt khách. Tuy nhiên, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 5,5%, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực ngành Du lịch, đẩy mạnh truyền thồng trên nền tảng số, mạng xã hội, tham gia một số hội chợ du lịch để xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thu hút khách.
Để kích cầu, phục hồi sản xuất, một số đại biểu đề nghị tỉnh cần có chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt trong đó ưu tiên triệt để cho tiết kiệm chi thường xuyên, triển khai quyết liệt đấu giá giá trị quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm, từ đó thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách; đồng thời đẩy mạnh thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, rà soát và đẩy mạnh cho vay từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách, có chính sách hỗ trợ đối với chủ sử dụng lao động và người lao động; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
Phát biểu tại hội nghị, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng cần phân tích rõ các nguyên nhân trong đó có cả chủ quan và khách quan tác động tới việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế; tăng cường rà soát, kiểm tra các dự án chậm tiến độ để có giải pháp thu hồi, đồng thời hỗ trợ các dự án có sản phẩm mới, các dự án có nhu cầu nâng công suất để tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Các sở, ngành cần đề cao trách nhiệm, sự phối hợp trong quản lý, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển, đồng thời chú trọng thống kê, dự báo tình hình để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo tỉnh trong chỉ đạo, điều hành.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc cho rằng nhiệm vụ những tháng cuối năm là rất nặng nề để có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo kịch bản là 7%. Trên cơ sở phân tích thẳng thắn các nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế, thống nhất với các ý kiến phát biểu tại hội nghị, đồng chí yêu cầu các sở, ngành trong thời gian tới tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm:
Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung thu hút các dự án chăn nuôi gia súc lớn, tham mưu về cơ chế, chính sách để xây dựng lò giết mổ tập trung.
Lĩnh vực công nghiệp cần bám sát các dự án để hỗ trợ kịp thời, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiêp, quyết liệt đưa các dự án đã được chấp thuận đầu tư vào hoạt động. Ban Quản lý các khu công nghiệp và Sở Công thương tăng cường năng lực quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thu hút đầu tư; rà soát lại quỹ đất trong các khu, cụm công nghiệp để tạo cơ sở kêu gọi những nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, có khả năng đưa dự án vào hoạt động sớm nhất.
Dịch vụ đang nhìn thấy động lực và dư địa tốt hơn cả. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy cần thống kê giá trị gia tăng đảm bảo sát thực tế và có kế hoạch tăng trưởng tốt nhất.
Tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm. Tăng cường kiểm tra đôn đốc và tổ chức các hội nghị xúc tiến để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương bám sát thực tiễn, chủ động kịp thời động viên tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng các văn bản tham mưu, tạo cơ chế, chính sách, môi trường thông thoáng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển./.
Văn bản số 647/UBND-VP7
V/v Triển khai việc phối hợp khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024Văn bản số 564/UBND-VP7
V/v công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 8 năm 2024Văn bản số 705/QĐ-UBND
Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhVăn bản số 30/KH-SNV
Kế hoạch tổ chức điều tra xã hội học phục vụ đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô cấp tỉnh năm 2024Văn bản số 69-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và ngày Quốc khánh nước CHXHCNVNVăn bản số 539/QĐ-UBND
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh BìnhVăn bản số 539/QĐ-UBND
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh BìnhTheo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?