Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Thứ ba, 16/07/2024

Thông báo kết luận hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022

Thứ sáu, 14/10/2022 Đã xem: 2593
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 10/10/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022; dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Sở, các đồng chí Lãnh đạo phòng và đơn vị trực thuộc; đồng chí Giám đốc Sở chủ trì hội nghị. Sau khi nghe báo cáo và phát biểu của các đồng chí tham dự hội nghị, đồng chí Giám đốc Sở kết luận hội nghị như sau:

I. Đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2022

Các đồng chí Lãnh đạo Sở đã định hướng, chỉ đạo sát sao trong công việc, duy trì nghiêm chế độ giao ban định kỳ kịp thời triển khai các nhiệm vụ được giao; Công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc; đa số cán bộ rất tích cực phối hợp, hỗ trợ các phòng khác thực hiện nhiệm vụ gấp, quan trọng; Tập thể cơ quan đã đoàn kết, tích cực, chủ động, tập trung thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với khối lượng công việc tương đối lớn, nhiều nhiệm vụ đột xuất có thời gian xử lý gấp. Trong 9 tháng đầu năm, Sở đã tiếp nhận và xử lý 11.460 văn bản đến (tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2021), ban hành 3.044 văn bản đi (giảm 3,18% so với cùng kỳ năm 2021); trong đó đã hoàn thành 430nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

II. Phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022

Các phòng, đơn vị chủ động rà soát, tập trung triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời đề xuất báo cáo những công việc cần sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo; đảm bảo chất lượng tham mưu công việc cho Lãnh đạo sở đáp ứng thời gian, tiến độ theo yêu cầu, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và các Chỉ thị, Kế hoạch của UBND tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận về các cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

2. Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo chất lượng và tiến độ; nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa tỉnh phát triển toàn diện, bền vững.

3. Rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh các cơ chế, chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội; Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

4. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác đầu tư công. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng, các công trình trọng tâm cần tập trung chỉ đạo trong giai đoạn 2021-2025 đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến chỉ đạo. Triển khai thực hiện công tác phân bổ, giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư công theo đúng quy định; Đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục đầu tư và phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao.

5. Tăng cường quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định chủ trương đầu tư các dự án của nhà đầu tư, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định của Luật Đầu tư; Thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình tổ chức thực hiện của các nhà đầu tư, đảm bảo dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, đúng chủ trương đầu tư và phù hợp với các quy hoạch có liên quan.

6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình (DDCI), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chú trọng đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc tại cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, sử dụng nhiều lao động.

- Để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, Sở Kế hoạch và Đầu tư giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư và HTPTDN thực hiện tuyên truyền về hoạt động Hỗ trợ lập hồ sơ miễn phí các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên truyền hình và báo.

7. Thực hiện tốt nghiệp vụ về đăng ký và quản lý doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân; thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp việc của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Bình.

8. Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ của  công chức, viên chức thuộc Sở; phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số gắn với bảo đảm an toàn và an ninh mạng;  Thường xuyên rà soát, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức mức độ 4 đối với 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện; Tăng cường tuyên truyền nâng cao tỷ lệ nộp hồ giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến qua Cổng dịch vụ công tỉnh Ninh Bình và Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

9. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, về đầu tư phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia; thanh tra, kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm về công tác đấu thầu, về đầu tư nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách: tập trung vào các dự án có sử dụng nhiều đất, các dự án đầu tư khai thác khoáng sản, các dự án chậm tiến độ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, trách nhiệm thi hành công vụ và công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tại các phòng, đơn vị thuộc Sở.

10. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở; giữa các Sở, ngành, đơn vị trong tỉnh. Chủ động chia sẻ thông tin và phối hợp chặt chẽ trong xử lý công việc đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tăng cường công tác giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị khác, nhất là các đơn vị thường xuyên phối hợp công tác như: cán bộ Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố,…

11. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh phát động; đồng thời thực hiện đầy đủ các báo cáo, nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định và đảm bảo chất lượng.

12. Tổ chức tổng kết công tác năm, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, người lao động; bình xét thi đua khen thưởng năm 2022.

Trên đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư./.

Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1