Sáng 5/5, Tổ công tác Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số của Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06) do Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ Phó Thường trực Tổ công tác làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình, kết quả triển khai Đề án trên địa bàn.
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Bùi Minh Huấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; Thủ trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; Tổ công tác triển khai Đề án 06 và tổ giúp việc của tỉnh, Trưởng công an các huyện, thành phố.
Trình bày báo cáo tình hình, kết quả triển khai Đề án 06 phục vụ công tác xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đồng chí Tống Quang Thìn, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ. Theo đó, BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh ban hành 70 văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố thực hiện đảm bảo đúng tiến độ 13 nhiệm vụ chung, 25 dịch vụ công thiết yếu, 40 nhiệm vụ phối hợp với cơ quan trung ương và 05 nhóm tiện ích của Đề án 06. Việc cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công, đơn giản một số thủ tục hành chính đã giảm tối đa thời gian đi lại, chờ đợi của công dân, tiết kiệm chi phí phục vụ lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tăng tính chính xác. Tỷ lệ giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tăng cao so với khi chưa triển khai thực hiện Đề án 06.
Công tác tuyên truyền được chú trọng với nhiều hình thức đa dạng đã mang lại hiệu quả tích cực, cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Đề án 06. Tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, định danh điện tử, ứng dụng VNEID. Tổ chức cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân, nhất là đối với số học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT quốc gia và đối tượng chính sách. Các nhiệm vụ đồng bộ dữ liệu giữa Bảo hiểm y tế (BHYT) và CCCD để phục vụ việc khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD; tích hợp giấy tờ, Giấy phép lái xe, BHYT vào tài khoản định danh danh điện tử đang được triển khai và đạt được những kết quả tích cực. Năm 2022, Ninh Bình là 1 trong 6 địa phương được Trung ương biểu dương có thành tích trong triển khai Đề án 06; là 1 trong 5 tỉnh, thành phố được vinh danh có thành tích tiêu biểu trong tổ chức triển khai chủ trương cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam vinh danh trong Top 5 địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất trong cả nước.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan việc xây dựng và sử dụng Kho dữ liệu của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành; các quy định pháp lý của tỉnh để triển khai thực hiện Đề án 06; việc rà soát, xây dựng quy trình hướng dẫn của tỉnh để các ngành cập nhật, số hóa dữ liệu từ văn bản giấy sang điện tử, việc đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; công tác cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và định danh điện tử cho công dân trên địa bàn; việc đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và vai trò của cơ quan thường trực, tham mưu, giúp việc của tổ công tác trong đôn đốc, kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06. Các đại biểu cũng chia sẻ các khó khăn, vướng mắc đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc khẳng định: Với quyết tâm cao, Ninh Bình đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06, trong đó đã bố trí nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc, do đó sau một thời gian ngắn đã tạo ra những chuyển biến, hiệu quả bước đầu, mang lại những tiện ích lớn cho người dân và doanh nghiệp... Các ý kiến đề xuất, góp ý của tổ công tác đã giúp tỉnh nhìn lại tổng thể hướng đi, cách làm, những khó khăn, hạn chế, vướng mắc để tập trung lãnh đạo chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới, trong đó có vấn đề đồng bộ cơ sở dữ liệu, xây dựng hạ tầng công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đối với các mô hình mà tổ công tác giới thiệu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông tiếp cận, nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh lựa chọn triển khai đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, Tổ Phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ thống nhất với các ý kiến phát biểu tại hội nghị, đánh giá cao quyết tâm chính trị của tỉnh trong thực hiện Đề án 06 với giải pháp, nhiệm vụ rõ ràng, phân công nội dung phù hơp, kết quả được chứng minh ở các nội dung đã nêu trong báo cáo và các đánh giá của Văn phòng Chính phủ, Thư ký Tổ công tác.
Nhấn mạnh lý do ra đời, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06 và kết quả triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng chí Thứ Trưởng Bộ Công an đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đã đạt được trong thực hiện Đề án cũng như sự thẳng thắn, quyết liệt trong nhận diện các tồn tại hạn chế, từ đó đề xuất được các giải pháp trọng tâm để giải quyết trong thời gian tới. Đồng chí cũng đề nghị tỉnh cần phải có bước đi đột phá, căn cơ, kiên trì để về đích sớm, trong đó cần rà soát lại kế hoạch thực hiện trên cơ sở bám sát các mốc thời gian, mục tiêu mà Đề án 06 và Chỉ thị 05 đã đề ra, đảm bảo, đồng bộ, hiện đại, bảo mật cao, tránh lãng phí.
Nhấn mạnh 3 cái được của thực hiện Đề án 06 là tạo văn minh xã hội, mang lại lợi ích kinh tế và phòng chống tội phạm, đồng chí cũng đề nghị tỉnh điều chỉnh lại mô hình tổ chức, sử dụng con người, quy hoạch hạ tầng công nghệ thông tin. Lực lượng Công an cần rà soát lại các kết luận của lãnh đạo Bộ và Bộ trưởng Bộ Công an để thực hiện hiệu quả, trong đó có làm sạch dữ liệu đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống trong tháng 5/2023, cấp tối đa định danh điện tử mức độ 2 đảm bảo tất cả người dân trên địa bàn tỉnh; Thường trực của tổ công tác 3 cấp ở các địa phương cũng như của Tổ phó thường trực là Trưởng Công an các cấp cần nắm vững nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra của cấp mình để báo cáo, tham mưu cho tổ trưởng giải quyết, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung còn chậm; tạo lập công cụ và điều kiện để người dân và doanh nghiệp thực hiện Đề án 06; quy trình nhận diện và kiểm tra phải được nâng lên.
Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an cũng cam kết Văn phòng Chính phủ, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và Tổ công tác sẽ luôn quan tâm, đầu tư song hành cùng với tỉnh bẳng 24 mô hình có liên quan bằng tất cả các điều kiện có thể, tạo điều kiện cho tỉnh đăng ký mô hình điểm, để người dân và doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ công nhanh nhất, thuận lợi và dễ hiểu nhất.
Nhân dịp này, đồng chí cũng đề nghị tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Công an xã chính quy; tăng cường phòng, chống may túy, trong đó có xác định người nghiện và quản lý người nghiện, đầu tư nâng cấp các trung tâm, điểm cai nghiện, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ và có những ý kiến quý báu của đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an và Tổ công tác đối với tỉnh; khẳng định các ý kiến đã giúp tỉnh nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vị trí, tầm quan trọng của Đề án 06, phát hiện được các nút thắt, điểm nghẽn, gợi mở được nhiều vấn đề để tỉnh xác định được phương pháp, cách làm hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, vừa tổng thể vừa cụ thể. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng và các góp ý của tổ công tác, tỉnh sẽ rà soát lại toàn bộ kế hoạch trên cơ sở bám sát Đề án 06 và Chỉ thị 05 đảm bảo bài bản, căn cơ hơn, đồng thời cũng sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Công an xã chính quy cũng như tăng cường phòng chống ma túy.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự phối hợp, giúp đỡ, chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an và Tổ Công tác để Ninh Bình triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ Đề án 06 góp phần xây dựng, chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn./.
Nguồn: nbtv.vn
Văn bản số 73-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.Văn bản số 647/UBND-VP7
V/v Triển khai việc phối hợp khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024Văn bản số 564/UBND-VP7
V/v công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 8 năm 2024Văn bản số 705/QĐ-UBND
Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhVăn bản số 30/KH-SNV
Kế hoạch tổ chức điều tra xã hội học phục vụ đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô cấp tỉnh năm 2024Văn bản số 69-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và ngày Quốc khánh nước CHXHCNVNVăn bản số 539/QĐ-UBND
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh BìnhTheo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?