Trang thông tin điện tử

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình

Chủ nhật, 22/12/2024

Xây dựng chính quyền số góp phần tạo thuận lợi hơn cho người dân

Thứ tư, 17/05/2023 Đã xem: 976
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, trong đó tập trung phát triển chính quyền số, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nội bộ các cơ quan Nhà nước; phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích số; phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an toàn thông tin.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, các huyện, thành phố đã quan tâm đầu tư kinh phí để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh. 

Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã đã thiết lập mạng nội bộ (LAN - Local Area Network) để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các hệ thống thông tin của tỉnh; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có máy tính sử dụng tại cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, tại cấp xã đạt khoảng 90%. 

Hạ tầng mạng viễn thông của tỉnh đã phủ rộng đến các thôn, bản đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT, sử dụng các dịch vụ số của người dân, doanh nghiệp. 100% khu vực trung tâm các xã có sóng di động 4G; mạng Internet băng rộng cáp quang triển khai đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã đã thiết lập mạng nội bộ để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các hệ thống thông tin của tỉnh.

Trong phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích số, Ninh Bình thực hiện hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh để cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; đảm bảo phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Xây dựng Hệ thống hội nghị trực tuyến, Hệ thống thông tin báo cáo, Hệ thống thư công vụ điện tử, Hệ thống họp không giấy tờ. Triển khai ứng dụng Zalo OA để nhắn tin, quét mã QR thông báo trạng thái hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp. 

Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua trục liên thông văn bản quốc gia; đã tích hợp chữ ký số để phát hành văn bản điện tử ký số đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo tính pháp lý của văn bản trên môi trường mạng. 

Năm 2022, Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh đã triển khai cho 100% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã với tổng số 10.694 tài khoản, tăng 165% so với cùng kỳ năm 2021 (6.500 tài khoản). Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống đạt 95%. Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh đã được triển khai ứng dụng cho 100% cơ quan nhà nước ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh với 750 tài khoản người dùng và liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cập nhật các kỳ báo cáo tháng, quý, năm trên Hệ thống.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Ninh Bình đã kết nối liên thông, tích hợp các thủ tục hành chính theo lộ trình với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đã thực hiện kết nối chính thức Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để khai thác, xác thực thông tin trong quá trình giải quyết TTHC. Tỉnh đã sớm hoàn thành công bố Danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình với 905 dịch vụ, dịch vụ công 1 phần là 1.008 dịch vụ được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình). Đã tích hợp cung cấp 1.315 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Để tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhiều cơ quan, đơn vị đã triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến thông qua một số ngân hàng có chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến đang được triển khai tích hợp, kết nối nhằm triển khai mở rộng thanh toán trực tuyến đa dịch vụ, đa sản phẩm thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính... Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử rút ngắn thời gian, giảm chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

Song song với đó, tỉnh Ninh Bình quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Tại mỗi sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đều có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin (quản trị mạng) với trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Hiện toàn tỉnh có khoảng 303 cán bộ chuyên trách về CNTT, chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước và các đơn vị trực thuộc. 100% thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng với 1.675 tổ, có 8.424 thành viên. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng luôn được coi trọng.

Với những nỗ lực trong phát triển chính quyền số đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh. Năm 2022, Ninh Bình là 1 trong 5 tỉnh, thành phố trong cả nước được vinh danh có thành tích tiêu biểu trong tổ chức triển khai chủ trương cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam vinh danh trong Top 5 địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất trong cả nước. Đây là động lực để Ninh Bình tiếp tục triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Văn bản mới
Xem thêm
Liên kết Website
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

anh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
Ảnh 1