Thương mại điện tử không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, tăng thu nhập cho chủ thể mà còn là cách ghi danh sản phẩm, gia tăng hiệu quả quảng bá đến đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tối đa cơ hội mới này vẫn là trở ngại với không ít chủ thể và địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế số, nhiều chủ thể OCOP đã tích cực, chủ động lập tài khoản, bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Điều này không chỉ tạo thêm được kênh bán hàng mới, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, từ đó mở rộng được nhiều thị trường hơn.
Ông Mai Quang Kìn, Chủ tịch HĐQT HTX Tiêu thụ cây con đặc sản Yên Hòa, huyện Yên Mô cho biết: "Sản phẩm của HTX bán trên sàn thương mại điện tử không chỉ giúp bán được nhiều sản phẩm hơn mà còn giúp nhiều người ở nhiều thị trường biết đến sản phẩm của mình…"
Mở tài khoản trên các sàn TMĐT, giới thiệu sản phẩm thông qua việc đăng những thông tin cơ bản, ảnh, video... mới chỉ là thành công bước đầu. Khó khăn về vấn đề kho hàng, bảo quản, giao nhận sản phẩm, năng lực vận hành gian hàng, các quy trình chăm sóc sau bán hàng hay quy mô sản xuất nhỏ, mang tính thời vụ ảnh hưởng đến khả năng duy trì các đơn hàng cũng đang là những băn khoăn của không ít chủ thể và địa phương, nhất là đối với các sản phẩm tươi sống, bánh trái truyền thống…
Ông Phạm Hữu Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình chia sẻ: "Hoa cúc vàng là sản phẩm OCOP của địa phương. Tuy nhiên, do đặc trưng sản phẩm nên đang gặp khó trong vấn đề đóng gói, vận chuyển giao hàng đi xa để đảm bảo chất lượng hoa."
Trong bối cảnh đó, ngoài tổ chức lại sản xuất, đầu tư chế biến sâu; Khai thác các chức năng để tương tác, tư vấn nhiều hơn cho khách hàng trên các sàn TMĐT, không ít đơn vị đã phát triển thêm trang web riêng của mình. Với website, doanh nghiệp này có thể giới thiệu, thông tin chi tiết, cụ thể về mình; Kể câu chuyện từng sản phẩm sinh động, hấp dẫn. Họ cũng thiết lập boxchat, các kênh liên hệ như zalo, hotline để thực hiện hoạt động chăm sóc, tư vấn, bán hàng hiệu quả hơn.
Bà Lê Thanh Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ Hali, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư bộc bạch: "Doanh nghiệp chúng tôi có nhiều bộ phận như nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường… Từ khi chúng tôi sử dụng sàn TMĐT, Website hay các kênh bán hàng online thì hiệu quả thấy rõ nhất là sản lượng nâng lên, khách hàng trên toàn thế giới cũng biết đến chúng tôi."
Cùng với hoạt động hỗ trợ, đồng hành, giúp các chủ thể tiếp cận nhanh hơn với xu hướng TMĐT thì bản thân mỗi đơn vị cũng cần mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, lựa chọn ra được nét đặc trưng trong sản phẩm của mình để phát triển TMĐT có điểm nhấn riêng.
Theo nbtv.vn
Văn bản số 73-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.Văn bản số 647/UBND-VP7
V/v Triển khai việc phối hợp khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024Văn bản số 564/UBND-VP7
V/v công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 8 năm 2024Văn bản số 705/QĐ-UBND
Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhVăn bản số 30/KH-SNV
Kế hoạch tổ chức điều tra xã hội học phục vụ đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô cấp tỉnh năm 2024Văn bản số 69-HD/BTGTU
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và ngày Quốc khánh nước CHXHCNVNVăn bản số 539/QĐ-UBND
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh BìnhTheo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?